Bối cảnh Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu

Bản đồ (timeline) sự sụp đổ của các nhà nước XHCN ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô

Sự nổi lên của phong trào cộng sản

Ý tưởng của Chủ nghĩa xã hội đã đạt được giữa các tầng lớp công nhân của thế giới từ thế kỷ 19, lên đến đỉnh điểm trong thế kỷ 20 khi một số quốc gia hình thành Đảng Cộng sản của riêng họ. Thông thường, chủ nghĩa xã hội không được ưa chuộng bởi tầng lớp cầm quyền cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỉ 20; do vậy, ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa bị đàn áp và điều này đã được thực hành ngay cả ở các nước thực hiện chế độ đa đảng.

Cuộc cách mạng Bolshevik năm 1917 đã chứng kiến sự lật đổ một nhà nước dân tộc Nga trước đó cùng với chế độ quân chủ của nó. Những người Bolshevik bao gồm các dân tộc của Nga đã lập ra Liên Xô trong suốt giai đoạn sau đó.

Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, phong trào Cộng sản đã trỗi dậy tại nhiều nơi trên thế giới (ví dụ như ở Vương quốc Nam Tư thì nó đã phát triển phổ biến tại các đô thị trong suốt những năm 1920). Điều này dẫn đến một loạt các cuộc thanh trừng ở nhiều nước để dập tắt phong trào.

Sau thế chiến II, một loạt các quốc gia cộng sản chủ nghĩa đã ra đời ở châu Á và Đông Âu, tiêu biểu là CHND Trung Hoa. Các Đảng Cộng sản được thành lập ngày càng nhiều ở khắp nơi trên thế giới.

Khi phong trào cộng sản đã vào một giai đoạn phát triển phổ biến trên khắp Đông Âu, hình ảnh của họ cũng đã bắt đầu mờ nhạt đi. Khi các nhóm chính trị đối lập tăng cường các chiến dịch của họ để chống lại phong trào cộng sản, họ đã dùng đến bạo lực (bao gồm cả vụ đánh bom và giết người) để đạt được mục tiêu của họ: điều này dẫn phần lớn dân chúng trước đây ủng hộ Đảng Cộng sản đã mất sự quan tâm đến ý thức hệ này. Một sự hiện diện của Đảng Cộng sản vẫn được duy trì nhưng mất đi vai trò trước kia của nó.

Áp lực từ phương Tây

Sau thế chiến thứ II, mặc dù là nước thắng trận nhưng Liên bang Xô Viết (gọi tắt là Liên Xô) bị thiệt hại nặng nề về người và của, đặc biệt là vấp phải sự chống phá của các phe đối lập nói chung và các nước tư bản nói riêng. Các nước tư bản đứng đầu là Mỹ, thực hiện chiến lược "toàn cầu chống XHCN" bằng những hành động cô lập kinh tế-chính trị, cũng từ đây thế giới bước vào thời kì "chiến tranh lạnh. Mỹ đưa ra lệnh "cấm vận" đối với Liên Xô, khiến tình hình nước này đã khó khăn nay càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, Mỹ thành lập "Khối Bắc Đại Tây Dương" (gọi tắt là NATO) để bao vây chính trị, tạo thế lực đồng minh chống XHCN. Để thoát khỏi áp lực nặng nề đó, Liên Bang Xô Viết đã thành lập "Khối quân sự Warszawa", tạo đối trọng với NATO và thành lập "Hội đồng tương trợ kinh tế" nhằm giải quyết tình trạng cô lập kinh tế của các nước phương TâyMỹ.[cần dẫn nguồn]

Sự xuất hiện của Công đoàn Đoàn Kết tại Ba lan

Bài chi tiết: Công đoàn Đoàn kết

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Ba Lan trong năm 1980 đã dẫn đến sự hình thành của tổ chức công đoàn độc lập, Công đoàn Đoàn kết, do Lech Wałęsa lãnh đạo, dần dần đã trở thành một lực lượng chính trị đối lập. Ngày 13 tháng 12 năm 1981, sau khi Công đoàn Đoàn kết thể hiện rõ tư tưởng đối lập với chính phủ, Thủ tướng Ba Lan Wojciech Jaruzelski bắt đầu trấn áp Công đoàn Đoàn kết bằng cách tuyên bố thiết quân luật ở Ba Lan, đình chỉ hoạt động và tạm thời bắt giam tất cả các nhà lãnh đạo của tổ chức này.

Mikhail Gorbachev

Mặc dù một số quốc gia khối Đông đã nỗ lực cải cách kinh tế và chính trị, từ những năm 1950 (ví dụ Cách mạng Hungary năm 1956 và Mùa xuân Prague năm 1968), Mikhail Gorbachev trở thành tổng bí thư tối cao Liên Xô năm 1985 với những chính sách cải cách xu hướng mở cửa, tự do hóa. Vào giữa những năm 1980, một thế hệ trẻ của Liên Xô xuất hiện, do Gorbachev lãnh đạo, đã bắt đầu ủng hộ những cải cách mới nhằm thoát khỏi tình trạng phát triển trì trệ dưới thời tổng bí thư Brezhnev. Sau nhiều thập kỷ, Liên Xô hiện đang phải đối mặt với một giai đoạn trì trệ kinh tế nghiêm trọng và cần cải tiến công nghệ cũng như vay vốn phương Tây để bù đắp cho sự lạc hậu ngày càng tăng. Các chi phí để duy trì quân sự, KGB, trợ cấp cho nước ngoài, vv.. khiến nền kinh tế bao cấp của Liên Xô ngày càng lâm vào trì trệ.

Những dấu hiệu đầu tiên của cuộc cải cách lớn là vào năm 1986 khi Gorbachev đưa ra chính sách glasnost (chính sách công khai hóa và minh bạch hóa đến mức tối đa các hoạt động của các cơ quan nhà nước và tự do thông tin và ngôn luận) và chính sách perestroika (chính sách cải cách chính trị và kinh tế) ở Liên Xô, để nhấn mạnh việc chống tham nhũng trong đội ngũ lãnh đạo Liên Xô và sự cần thiết của việc tái cơ cấu nền kinh tế. Vào mùa xuân năm 1989, Liên Xô không chỉ trải qua cuộc tranh luận truyền thông sôi nổi mà còn tổ chức các cuộc bầu cử đa ứng cử đầu tiên trong Đại hội nhân dân mới thành lập. Trong khi chính sách glasnost bề ngoài ủng hộ sự cởi mở và phê phán chính trị, những điều này chỉ được phép trong một phạm vi hẹp do nhà nước quyết định. Công chúng trong khối Đông vẫn phải chịu giám sát chính trị bởi các lực lượng cảnh sát.

Gorbachev kêu gọi các chính quyền Trung ương và chính quyền ở Đông Nam Âu áp dụng chính sách perestroikaglasnost ở các quốc gia của họ. Tuy nhiên, trong khi các nhà cải cách ở Hungary và Ba Lan được khuyến khích áp dụng bởi lực lượng tự do lan rộng từ khối phía đông, các nước khối Đông khác vẫn còn hoài nghi công khai và thể hiện sự ác cảm trong cải cách này. Những người tin rằng những sáng kiến cải cách của Gorbachev sẽ không trụ được lâu bao gồm các nhà cộng sản Erich Honecker của Đông Đức, Todor Zhivkov của Bulgaria, Gustáv Husák của Tiệp KhắcNicolae Ceauşescu của Romania đã lờ đi những lời kêu gọi thay đổi.[7] "Khi người hàng xóm của bạn dán giấy tường mới nó không có nghĩa là bạn cũng phải làm theo", đó là tuyên bố của một thành viên bộ chính trị Đông Đức.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN022... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN963... http://books.google.com/books?q=%22Autumn+of+Natio... http://www.google.com/search?tbs=bks:1&tbo=1&hl=pl... http://articles.latimes.com/1988-11-17/news/mn-458... http://www.nationalreview.com/owens/owens200406051... http://chnm.gmu.edu/1989/ http://www.ccc.nps.navy.mil/si/2004/aug/knopfAUG04... http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/08/3BA1F4D7/ http://www.aeinstein.org/organizationse3a7.html